Ngày mở hội Gầu Tào thường chọn ngày Thìn hoặc ngày Sửu trong tháng đầu tiên của năm mới. Mọi người chọn một cây tre cao, thẳng để làm cây nêu. Cây nêu được trồng ở bãi đất bằng phẳng, rộng rãi là nơi chọn để làm trung tâm lễ hội. Trên cây nêu mang một bầu rượu, t??m th??c n??ơng, bắp ngô và một dải băng đỏ để kính báo thần linh trời, đất.
Sau khi làm lễ cúng tế cầu mong trời đất cho sức khoẻ, mùa màng bội thu, mọi người toả ra các ngọn đồi thấp hoặc bãi ruộng bằng chung quanh chơi xuân.
Các thiếu nữ Mông trong trang phục rực rỡ sắc màu tái hiện phong tục, tập quán và văn nghệ dân gian của dân tộc mình. Sôi động và tưng bừng nhất là khu thi đấu các môn thể thao truyền thống dân tộc Mông. Các chàng trai so tài cao thấp, thể hiện sức khoẻ, bản lĩnh và trí tuệ của người miền sơn cước.
Rất đông du khách nước ngoài đến hội Gầu Tào để tham dự những lễ hội dân gian đậm bản sắc dân tộc bản địa; khám phá nét văn hoá độc đáo của tộc người vùng cao Lào Cai.
Hội Gầu Tào diễn ra đến hết ngày mồng sáu Tết (13-2). Sau đó, bà con các địa phương xuống đồng, bắt tay vào sản xuất vụ xuân, với mục tiêu đạt nhiều thắng lợi.
Phóng viên báo Nhân Dân Điện tử ghi lại một số hình ảnh về hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông, ở xã Pha Long (Mường Khương- Lào Cai) ngày mùng 4 Tết.
Thi múa khèn
Chơi đu quay của người Mông.
Thi chim họa mi núi rừng Pha Long.
Link Truy Cập tải xuống ứng dụng máy đánh bạc phổ biến