"Bà đỡ" cho các hộ nghèo

|

Những năm gần đây, khi những ngôi nhà mới khang trang xuất hiện ngày càng nhiều cùng với cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển đồng bộ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Sóc Trăng như bừng lên sức sống mới. Ðây là một trong những kết quả của nỗ lực xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Những ngày cuối năm 2019, không khí vui xuân đón năm mới 2020 tràn ngập khắp vùng quê Sóc Trăng. Bởi lẽ, cùng với niềm vui trúng mùa, nông sản lại được giá và tiêu thụ tốt. Ðặc biệt là lúa thơm ST và nhiều nông sản được chào mua với giá cao khiến niềm vui đón năm mới của đồng bào DTTS nơi đây càng nhân lên gấp bội. Chúng tôi có dịp trở lại xã Tham Ðôn, huyện Mỹ Xuyên, một trong những địa phương tiêu biểu, điển hình cho nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Sóc Trăng. Vốn là xã đặc biệt khó khăn trước đây, giờ như được khoác lên "chiếc áo" mới, đó là xã vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà vừa mới xây dựng còn thơm mùi sơn, chị Kim Thị Nga, dân tộc Khmer hồ hởi khoe, năm nay gia đình tôi được đón Tết Chôl Chnam Thmây 2020 ấm cúng và phấn khởi. Ðược như vậy là nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước cho vay vốn để phát triển sản xuất, vợ chồng tôi có vốn làm ăn, con cái đều có việc làm cho nên có điều kiện để nhanh thoát nghèo. Gia đình chị Nga là một trong hàng chục hộ thoát khỏi diện hộ nghèo trong năm 2019 của xã. Mới đây, chị đã tự nguyện làm đơn xin thoát nghèo. Chị Nga chia sẻ: "Gia đình tôi đã có nhà mới, các con cũng lớn, có việc làm, vợ chồng bàn nhau nhường lại suất hỗ trợ hộ nghèo cho người khác còn khó khăn hơn gia đình mình…".

Là xã có hơn 73% số dân là đồng bào Khmer, qua tám năm triển khai thực hiện nông thôn mới, xã Tham Ðôn đã huy động được hơn 212 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp gần 11,5 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng hơn tám tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Phó Chủ tịch UBND xã Trương Văn Tửng cho biết, để xóa nghèo bền vững, xã tổ chức đào tạo nghề cho 1.280 lao động và giải quyết việc làm cho 2.958 người; hỗ trợ phát triển sản xuất để thực hiện các mô hình với tổng nguồn vốn hơn năm tỷ đồng. Ðồng thời, xã đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình 135 và vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hơn 40 tỷ đồng; riêng chương trình nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo được 344 căn với tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo sau tám năm từ 31,38% xuống còn 3,82%, thu nhập bình quân đầu người 8,4 triệu đồng tăng lên gần 41,5 triệu đồng/năm. Năm 2019, xã Tham Ðôn có 150 hộ cận nghèo thoát nghèo và 37 hộ nghèo đã thoát được nghèo. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2016 là 9,37% thì đến 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,83%.

Chị Lâm Mỹ Hạnh, dân tộc Khmer ngụ ấp Bờ Ðập, xã Viên An, huyện Trần Ðề, cũng là một trong số rất nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để phát triển kinh tế gia đình. Chị Hạnh chia sẻ: "Thông qua sinh hoạt hội phụ nữ, tôi đã được bình xét để vay vốn 50 triệu đồng. Nhờ được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tôi mạnh dạn mua hai con bò sữa về nuôi. Sau bốn năm, đàn bò đã phát triển được bảy con, bình quân thu nhập từ 300 nghìn đến 400 nghìn đồng/ngày tiền bán sữa…". Nguồn vốn vay được chị Hạnh sử dụng đúng mục ??ích, hiệu quả, giúp gia đình chị từng bước vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Sóc Trăng Dương Ðình Lạng cho biết, đến nay các chương trình tín dụng do Ngân hàng CSXH tỉnh ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội ngày càng tăng; dư nợ ủy thác qua bốn hội, đoàn thể đạt hơn 3.470 tỷ đồng (chiếm 99,9% tổng dư nợ), với 3.286 tổ tiết kiệm và vay vốn... Dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS đạt hơn 167 tỷ đồng với 17.449 hộ còn dư nợ. Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ dân tộc Khmer ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ðến nay, các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ người nghèo ở Sóc Trăng, nhất là người nghèo thuộc DTTS tiếp tục ??ược đầu tư có hiệu quả. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lê Hoàng Ðiện khẳng định: Thực hiện các dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Sóc Trăng đã đầu tư 33 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng ở 14 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. Tỉnh cũng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa việc làm và nhân rộng mô hình giảm nghèo với số vốn là 51,78 tỷ đồng. Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Sách, qua hai năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Sóc Trăng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 2% đến 3%/năm; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Khmer giảm từ 3% đến 4%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Chia sẻ về thành quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Ngô Hùng cho biết: "Chương trình 135 được Nhà nước đầu tư hơn 446 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ duy tu bảo dưỡng công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, cộng đồng; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... được thực hiện, với tổng số hơn 1.675 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 4.054 hộ nghèo, hỗ trợ lao động học nghề cho 7.846 hộ đồng bào DTTS nghèo... Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn khoảng 5%, trong đó, tỷ lệ hộ DTTS nghèo còn dưới 10%". Phát huy thành quả công t??c gi???m nghèo, Sóc Trăng sẽ tiếp tục xây dựng c??c gi???i pháp cụ thể nhằm giảm mạnh hộ nghèo DTTS, thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.Ðó là định hướng về công t??c gi???m nghèo tiếp tục ??ược cả hệ thống chính trị ở địa phương thể hiện quyết tâm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, làm khởi sắc hơn nữa đồng bào DTTS ở Sóc Trăng.

hoa hồng Trang Chủ uy tín Baccarat