Sochi 2014-Olympic thời hiện đại

|

NDO - NDĐT - Những ai yêu thích và am hiểu thể thao hẳn sẽ rất ngạc nhiên không biết vì lý do gì mà bỗng nhiên Thế vận hội (Olympic) mùa Đông năm nay tại Sochi lại thu hút được sự quan tâm đến vậy?

Được tổ chức bắt đầu từ năm 1924, Thế vận hội mùa Đông thường ít được sự quan tâm của người hâm mộ, bởi số lượng các môn thi đấu chỉ chưa bằng phân nửa so với Thế vận hội mùa Hè. Hơn nữa, do đặc thù của các môn thi đấu trong mùa Đông nên thành phần tham gia cũng thường chỉ là những nước có điều kiện khí hậu ôn đới hay hàn đới. Tuy nhiên, Sochi 2014 lại đang chiếm một vị thế hoàn toàn khác so với các kỳ Olympic mùa Đông trước đây. Những thông tin về kỳ Thế vận hội này được đăng tải dày đặc trên các phương tiê??n truyền thông. Olympic Sochi được đề cập không chỉ trong chuyên mục thể thao mà còn được mổ xẻ dưới rất nhiều góc độ từ chính trị tới an ninh, từ kinh tế tới văn hóa – xã h??̣i.

Đạt được vị thế đặc biệt này có lẽ không chỉ đơn thuần bởi những kỷ lục, trước hết trong khâu tổ chức chuẩn bị của nước chủ nhà Liên bang Nga, mà trên hết là vì Olympic Sochi 2014 đã h??̣i tụ gần như tất cả những nét đặc trưng nhất của một kỳ Thế vận hội trong thế kỷ 21 này. Trong mỗi kỷ lục này, ngoài những gì có tính riêng biệt của Sochi 2014, chúng ta sẽ đều tìm thấy những điều đương nhiên phải có của bất kể một cuộc thi thể thao quốc tế đương đại nào.

Kỷ lục về chi tiêu

Với số tiê??n 51 tỷ USD (theo tính toán vào thời điểm khai mạc hôm 7-2-2014), vượt gấp sáu lần so với kỳ Olympic mùa Đông gần nhất tại Vancouver (Canada năm 2010), gấp 3,4 lần so với Olympic mùa Hè tại Athen (Hy Lạp 2004), cao hơn 25% so với Olympic Bắc Kinh (2008) và gấp 3,5 lần Olympic London (2012), Olympic Sochi đã phá vỡ kỷ lục về chi tiêu cho một kỳ Thế vận hội (cả mùa Đông hay mùa Hè). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và bản thân tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga cũng đang giảm sút mạnh (chỉ còn chưa đầy 1,3% trong năm 2013, mức thấp nhất kể từ sau năm 2008), con số chi tiêu “khủng” này bỗng trở thành cái cớ để một số người chỉ trích cuộc chơi đắt đỏ Sochi.

Trên thực tế, việc chi phí tăng vọt là hoàn toàn hợp lý. Trước hết, chính vì công tác chuẩn bị cho Olympic Sochi diễn ra trong tình trạng lạm phát cao, giá cả leo thang liên tục nên hầu hết các hạng mục công trình đều bị trượt giá từ 2,5 đến sáu lần so với dự kiến (ngân sách dự kiến ban đầu chỉ là 7-8 tỷ USD). Ngoài ra, do Sochi vốn chỉ là một thành phố nghỉ dưỡng bên bờ Biển Đen nên mọi cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, gần như phải làm mới từ đầu, và hơn thế, chính phủ Nga lại muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất để có thể đem đến sự hài lòng cao nhất có thể cho bạn bè thế giới. Lý do tăng giá liên quan tới tham nhũng đã được chính Tổng thống V. Putin bác bỏ.

Nhìn lại các kỳ Thế vận hội, hay các hoạt động như bầu cử, hội nghị quốc tế v.v. trong vòng khoảng hơn 10 năm nay thì việc giá cả leo thang năm sau cao hơn năm trước đã trở nên quá quen thuộc. Nói cách khác, kỷ lục chi tiêu của Olympic Sochi cũng không có gì lạ và chắc chắn sẽ mau chóng bị phá vỡ trong tương lai gần.

Kỷ lục về công tác an ninh

Với khoảng 60.000 binh sĩ và cảnh sát (trung bình mỗi vận động viên được bảo vệ bởi 26 nhân viên an ninh), hàng chục tàu chiến và máy bay v.v. tham gia công tác bảo đảm an ninh, thành phố Sochi đã trở thành một pháo đài thực sự. Olympic Sochi cũng vì thế trở thành kỳ Thế vận hội mà an ninh được siết chặt nhất. Việc đã có hàng nghìn cổ động viên trong ngày thi đấu đầu tiên (8-2-2014) không thể vào sân đúng giờ vì tình trạng kiểm soát an ninh gắt gao là một minh chứng cho kỷ lục an ninh của Olympic Sochi.Theo bà Alexandra Kosterina, phát ngôn viên của Ban tổ chức Sochi 2014, chỉ tính riêng chi phí cho công tác an ninh đã lên tới 2 tỷ USD.

Trong thế kỷ 21, việc bảo đảm an ninh cho các hoạt động quốc tế đã trở thành một nhiệm vụ tối quan trọng đối với nhiều quốc gia. Chỉ riêng việc có tới 4350 vận động viên, 13.000 phóng viên cùng 120.000 du khách cùng lúc tập trung về Sochi, một thành phố hẻo lánh không có được những ưu thế như các thành phố lớn như Moscow hay Saint Peterburg, cũng đã đủ để lý giải tại sao nước Nga phải đầu tư lớn đến vậy cho công tác an ninh.

Ngoài ra, kể từ sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, đặc biệt là sau vụ đánh bom tại cuộc thi chạy Marthon quốc tế Boston (15-4-2013), khủng bố trở thành nguy cơ an ninh lớn nhất đối với bất cứ một cuộc thi thể thao quốc tế nào. Nguy cơ này lại càng hiện hữu hơn đối với Sochi 2014. Trước lễ khai mạc, những phần tử Hồi giáo cực đoan Kavkaz khi tiê??n hành hai vụ đánh bom liên tiê??p tại Volgagrad (ngày 29 và 30-12-2013), thành phồ nằm sát Sochi, đã tuyên bố đấy là thông điệp nhằm gửi tới Sochi. Ngay sau đó, những phần tử khủng bố này còn tung lên mạng một băng video đe dọa sẽ tìm mọi cách tấn công phá hoại Olympic Sochi. Vụ một hành khách Ucraina, ngay trong đêm khai mạc 7-2-2014, đe dọa đánh bom để buộc chiếc may bay của hãng hàng không Pegasus, bay từ thành phố Kharkov (Ucraina) tới Istambul (Thổ Nhĩ Kỳ), phải thay đổi lịch trình bay tới Sochi càng cho thấy việc chính phủ Nga phải tăng cường an ninh tới mức tối đa là hoàn toàn có lý.

Sự hỗ trợ an ninh giữa các quốc gia trong các kiện thể thao quốc tế cũng là một đặc điểm nổi bật trong đời sống quốc tế đương đại. Khi xảy ra vụ khủng bố tại cuộc thi Marathon Boston, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chống khủng bố với Mỹ. Trước thềm khai mạc Sochi 2014, Tổng thống Obama đã điều hai chiến hạm đến Biển Đen để hỗ trợ nước Nga.

Kỷ lục về sự quan tâm

Với sự góp mặt trong lễ khai mạc của 65 nhà lãnh đạo quốc gia, chính phủ và các tổ chức qốc tế như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Ucraina V. Yanukovich, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe v.v. cộng với gần ba tỷ người theo dõi trực tiê??p qua truyền hình cho thấy Sochi 2014 còn thiết lập thêm một kỷ lục về khả năng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với một Thế vận hội mùa Đông.

Một Thế vận hội thu hút được sự quan tâm kỷ lục của các nhà lãnh đạo thế giới (ảnh: RIAN)

Tận dụng tối đa các cơ hội, trong đó có các cuộc thi thể thao quốc tế như Olympic, ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận để thúc đẩy kinh tế, các quốc gia đăng cai còn nhằm quảng bá hình ảnh đất nước. Đó cũng chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của các nước trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Trong năm 2007, việc Tổng thống Putin trực tiê??p tham gia các hoạt động nhằm giành quyền đăng cai Olympic mùa Đông 2014 (thông thường chỉ là những nhân vật nổi tiê??ng trong lĩnh vực điện ảnh hay thể thao) cho thấy sự đầu tư nghiêm túc tới mức nào của nước Nga, và đó cũng là một kỷ lục của Sochi 2014. Dù phải đối mặt với rất nhiều trở ngại để tổ chức thành công Olympic Sochi, rõ ràng nước Nga càng khẳng định được vị thế cường quốc mới của mình trên trường quốc tế.

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc các lĩnh vực của đời sống xã h??̣i có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau cũng là lẽ đương nhiên. Chính vì thế, việc chính trị hóa các hoạt động thể thao cũng là điều khó tránh khỏi, đơn giản bởi đó cũng là cơ hội để các nhà lãnh đạo gặp nhau. Trước khi sang Sochi, Thủ tướng Shinzo Abe đã phát biểu trước quốc hội, ông sẽ trao đổi với Tổng thống Putin về khả năng ký kết hiệp định hòa bình với nước Nga. Đây cũng là lần thứ 5 hai nhà lãnh đạo gặp nhau kể từ khi ông Abe nhậm chức hồi đầu năm 2013.

Olympic Sochi mới đi được chặng đường đầu tiên, vẫn không thể loại trừ những biến cố có thể xảy ra. Nhưng người Nga đã đem đến cho nhiều nước những bài học quý giá về cách thức tổ chức một sự kiện thể thao quốc tế – để có được thành công cần nhìn nhận nó dưới nhiều góc độ chứ không thể đơn thuần là thi đấu thể thao.