Vốn du học ở Pháp chuyên ngành về nghệ thuật, Nguyễn Thùy Trang có nhiều dịp sang Ý chơi, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của đất nước nổi tiếng về nghệ thuật này. Lần đặt chân đến Venice, Trang đã bị hớp hồn bởi những chiếc mặt nạ trong lễ hội hóa trang ở đây, và từ đó nảy ra ý tưởng sẽ làm một điều gì đó liên quan đến chúng.
Thùy Trang (ngoài cùng bên phải) tại lễ khai mạc triển lãm.
Cũng trong thời gian ?? Pháp, Trang đặc biệt thích thú tìm hiểu về làn da, mà theo cô, nó giống như một tấm vải sống nối liền cơ thể với thế giới bên ngoài. Mặt nạ là một gợi ý cho nữ nghệ sĩ trẻ về những tác phẩm phản ánh cơ thể, nối liền thế giới nội tâm con người với bên ngoài, nhưng đặc biệt hơn, nó mang màu sắc văn hóa của của Italia và Việt Nam.
Mặt nạ làm từ vải và chổi xể.
Sáu chiếc mặt nạ hóa trang đặc trưng trong các lễ hội Carnavan của Venice, thay vì lông chim hay kim sa lấp lánh, được “cẩn” hoàn toàn bằng đậu đen, đậu đỏ, đậu tương, các chi tiết hoa trên vải, vỏ ốc, vỏ trứng, rơm, thậm chí chổi xể… Các tác phẩm trưng bày trong triển lãm đã tạo nên bất ngờ thú vị cho khách tham quan. Một khán giả cho biết, anh hoàn toàn bất ngờ khi nhìn gần và nhận ra mặt nạ được phủ bằng hạt đỗ. Anh nói: “Tôi chưa từng thấy ai làm mặt nạ từ chất liệu này cả. Sự sáng tạo của nghệ sĩ thật tuyệt”.
Mặt nạ từ hạt đỗ tương.
Thùy Trang cho biết, khi bắt tay vào là với các loại nguyên liệu như đậu, đỗ, vỏ trứng, vỏ ốc, cô đã nghĩ đến nghệ thuật sơn mài của Việt Nam. Việc kết hợp những chất liệu “thuần Việt” trên các tác phẩm mang phong cách châu Âu đã đem lại cho Trang rất nhiều hứng thú. Thùy Trang nói: “Đây là điều đáng để tôi thử xem như thế nào”.
Không chỉ dừng lại ở đó, Thùy Trang đã phát triển ý tưởng của mình với một tác phẩm video art, mà những người thể hiện trong đó hoàn toàn là nghiệp dư, và chưa từng gặp nhau trước đó.
Họ dùng 6 mặt nạ trên cải trang để tham dự một lễ hội Carnival do chính họ tạo ra để xem mối liên hệ diễn biến ra sao giữa chiếc mặt nạ và con người, giữa người và người. Lễ hội Carnival chính là trò chơi hoá trang, là ranh giới giữa sân khấu và đời thực. Thế giới của những ám thị, mở mà khép.
Mặt nạ vỏ trứng.
Những “diễn viên” này mỗi người làm một ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và không liên quan đến nghệ thuật. Mỗi người khi trình diễn với chiếc mặt nạ đã để lại những dòng cảm nhận thú vị về công việc hoàn toàn mới lạ này.
Thùy Trang cho biết, sau loạt mặt nạ này, cô đang có ý tưởng tiếp tục kết hợp những yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam trên những tác phẩm mang tính hiện đại của châu Âu, nơi cô đang học nghệ thuật và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Trang nói, bây giờ nghệ thuật ngày càng phát triển và có nhiều hình thức để thể hiện, cô rất muốn thử áp dụng những hình thức khác nhau, đặc biệt là sự kết hợp Đông – Tây.
Đây là lần đầu tiên Nguyễn Thùy Trang mở triển lãm cá nhân tại Việt Nam. Trước đó, cô từng tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010 và Triển lãm Mini Textile tại Pháp năm 2012.
Sinh năm 1988, cô gái nhỏ nhắn này dường như mạnh mẽ hơn vẻ bên ngoài, với đầy ắp những ý tưởng trong đầu, mà triển lãm mặt nạ này mới chỉ là khởi đầu.
Trang Chủ chính thức Baccarat