Đây là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành phía Bắc nói chung của AEON.
Theo Tập đoàn AEON, việc tổ chức thường xuyên các hội nghị, hội thảo sẽ góp phần hỗ trợ, thức đẩy các hoạt động xuất khẩu hàng hóa Vi???t Nam sang thị trường Nhật Bản, hướng đến thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các DN, tạo nguồn cung hàng hoá dồi dào và ổn định cho hệ thống phân phối của AEON tại Vi???t Nam cũng như các quốc gia có AEON hiện diện.
Thông qua các cuộc gặp và đối thoại sẽ có nhiều hơn các sáng kiến kinh doanh để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ông Shibata Eiji, Trưởng phòng kinh doanh và hậu cần, Tập đoàn AEON, cho biết tiềm năng của hàng hóa Vi???t Nam tại thị trường Nhật Bản là khá lớn. Đơn cử, năm 2013, lần đầu tiên Nhật Bản nhập khẩu cá tra Vi???t Nam với con số vô cùng khiêm tốn là 5 tấn, nhưng đến năm 2018, con số đã tăng lên đến 100 tấn, gấp 20 lần.
Cùng với cá tra, rất nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản thông qua hệ thống AEON tăng mạnh trong thời gian qua như vali, khóa, kéo, hàng thời trang, thực phẩm…
Khác với nhiều đơn vị bán lẻ khác chỉ xuất khẩu chuyên sâu qua kênh phân phối của mình ở một lĩnh vực, Tập đoàn AEON quyết tâm duy trì mô hình kinh doanh tổng hợp bằng cách phát triển các c???a h??ng chuyên dụng, chia nhỏ các c???a h??ng thực phẩm; từ đó phát huy thế mạnh tổng hợp, mang lại lợi nhuận cho các bạn hàng tại cả Vi???t Nam và khu vực châu Á. Do đó, AEON đang đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng chuyên dụng thực phẩm, thời trang may mặc và điện máy gia dụng. Đây là các sản phẩm DN Vi???t Nam có thể tập trung đầu tư để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản, thông qua AEON.
Cũng theo ông Shibata Eiji, Nhật Bản nói chung và Tập đoàn AEON nói riêng có nhu cầu lớn về các sản phẩm, nhưng DN Vi???t Nam cần đáp ứng các tiêu chí thật cụ thể. “Đơn cử, với thực phẩm, tiêu chí quan trọng nhất là phải đảm bảo ph???c v??? sức khỏe người tiêu dùng, kinh doanh bền vững và có đạo đức”, ông Shibata Eiji chia sẻ.
Hiện ngành nông nghiệp Nhật Bản đang gặp phải rất nhiều khó khăn, việc hữu cơ hóa sản phẩm nông sản không có nhiều tiến triển như mong đợi. Các sản phẩm thực phẩm đông lạnh tại Nhật Bản chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Australia. Vì vậy, sản phẩm hữu cơ của Vi???t Nam cũng có thể được cấp đông bằng công nghệ tiên tiến để xuất khẩu sang Nhật Bản thông qua AEON.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Tập đoàn AEON không chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng Vi???t Nam mà còn hỗ trợ đưa hàng hóa Vi???t Nam ra nước ngoài.
Thời gian qua, Tập đoàn AEON đã tổ chức nhiều sự kiện giao thương, hội nghị, hội thảo, tổ chức Tuần hàng Vi???t Nam tại hệ thống siêu thị AEON, từ đó từng bước giúp người dân Nhật Bản biết đến sản phẩm tốt và trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của Vi???t Nam.
Bộ Công thương cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn lớn nước ngoài, trong đó có AEON, có điều kiện phát triển mạnh mẽ tại Vi???t Nam; đồng thời, khuyến khích DN Vi???t Nam đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quốc tế, tham gia các chuỗi cung ứng, đưa hàng hóa xuất khẩu vào hệ thống phân phối của nước ngoài.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải mong muốn Tập đoàn AEON đẩy mạnh hơn nữa việc thu mua các mặt hàng có thế mạnh của Vi???t Nam để xuất khẩu vào hệ thống, cũng như triển khai nhiều hơn các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa tiêu thụ hàng hóa tại hệ thống AEON không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các quốc gia khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia…
Năm 2009, Tập đoàn AEON mở văn phòng đại diện tại Vi???t Nam. Đến năm 2011, tập đoàn này mở công ty tại TPHCM và kinh doanh 4 mảng: trung tâm mua sắm; trung tâm bách hóa tổng hợp, siêu thị; c???a h??ng chuyên doanh và trang thương mại điện tử. Đến nay, tập đoàn đã có 2 trung tâm mua sắm tại TPHCM, 1 trung tâm mua sắm tại Bình Dương và 1 trung tâm mua sắm tại Hà Nội. Dự kiến, đến cuối năm nay, AEON khai trương thêm trung tâm mua sắm tại Hà Nội và Hải Phòng. Hiện hơn 80% sản phẩm bán tại các hệ thống trung tâm thương mại AEON tại Vi???t Nam là hàng sản xuất trong nước. AEON là nhà bán lẻ vào Vi???t Nam muộn hơn các DN FDI lớn khác, song đến nay AEON trở thành nhà xuất khẩu hàng Việt qua kênh phân phối có giá trị lớn nhất với 250 triệu USD năm 2018. Cũng trong năm này, Bộ Công thương và Tập đoàn AEON đã ký biên bản ghi nhớ với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Vi???t Nam vào thị trường Nhật Bản thông qua Tập đoàn AEON đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025. Hiện AEON có khoảng 2.700 nhà cung ứng hàng hóa tại Vi???t Nam, ph???c v??? cho việc bán hàng tại Vi???t Nam, cũng như đưa hàng sang hệ thống bán lẻ của tập đoàn này tại Nhật Bản. |